Mê tín và tín ngưỡng đều có cơ sở là niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên không cóthật, do con người tưởng tượng ra (trời, phật, thượng đế v. v...) nên đó là những niềm tin không khoa học. Khi bàn đến sự khác nhau giữa mê tín và tín ngưỡng, cần phân biệt những cá nhân có những suy tưởng mê tín hay tín ngưỡng.
Niềm tin là một yếu tố tinh thần của riêng từng người, người khác chỉ nhận biết được qua lời nói, thái độ và hành động của họ. Chừng nào niềm tin còn ở trong phạm vi suy tưởng của cá nhân, dù là mê tín haytín ngưỡng, thì đó vẫn thuộc quyền tự do tư tưởng. Nhưng khi niềm tin biểu hiện thành hành động mang tính xã hội thì có sự tham gia của những người làm nghề mê tín hay tôn giáo. Niềm tin của những người suy tưởng mê tín và tín ngưỡng đều không khoa học, sự khác nhau là ở chỗ họ nhận thức và đặt niềm tin vào mặt nào của các lực lượng siêu nhiên mặt đạo đức hay mặt quyền năng. Những người suy tưởng tín ngưỡng nhận thức và đặt niềm tin vào mặt đạo đức của các lực lượng siêu nhiên cho rằng đó là những đấng có đạo đức cao đẹp, là nhữngtấm gương cho con người trần thế noi theo; cũng có thể họ tin ở quyềnnăng của các đấng ấy, đem lại sự công bằng bằng cách trừng phạt những con người có các hành động xấu xa và giúp đỡ, ủng hộ những người có đạo đức. Những niềm tin nói trên giúp con người yên tâm, thanh thản hơn trong đời sống tinh thần, cố gắng tu dưỡng rèn luyện bản thân và làm những việc thiện, làm tốt nghĩa vụ đối với xã hội. Niềmtin trong trường hợp này là tích cực, và những người làm nghề tôn giáo giúp đỡ họ củng cố niềm tin ấy,qua các giáo lý, các lễ nghi tôn giáo. Do những đặc điểm nói trên nên tự do tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo được xã hội và pháp luật công nhận.
Những người suy tưởng mê tín lại nhận thức và đặt niềm tin vào mặt quyền năng của các lực lượng siêu nhiên, cho rằng các lực lượng này có thể điều khiển, chi phối thế giới vật chất, đời sống của cộng đồng và từng cá nhân. Từ đó họ muốn cầu xin các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ họ đạt được những mong muốn về sức khỏe, trường thọ, giàu sang, công danh... gặp nhiều may mắn, tránh mọi rủi ro trong cuộc sống. Các mong muốn đó là những yếu tố tinh thần, cần được truyền đến các lực lượng siêu nhiên để có thể nhận được tác dụng của các quyền năng.Những người làm nghề mê tín đã hình dung ra một thế giới âm, thế giới của những lực lượng siêu nhiên và của linh hồn những người đã chết, bày đặt ra những trò cúng tế,bói toán, lên đồng... nhằm tổ chức sự giao lưu giữa thế giới ấy và trần thế. Họ đưa ra thuyết “dương sao âm vậy” bày ra việc đốt vàng mã, tiền giấy, nhà cửa, ô tô, xe máy... cho người âm sử dụng... Với nhữnghoạt động nói trên, mê tín không còn ở phạm vi suy tưởng mà trở thành hoạt động có tính xã hội, gây nhiều tác hại mà ai cũng biết, do đó xã hội và pháp luật không thừa nhận. Nếu tình hình chỉ có như thế, thì sự phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng xét về mặt là suy tưởng hay hoạt động mang tính xã hội cũng không khó khăn lắm. Nhưng trong thực tế, không phải bây giờ, mà từ lâu, không phải ở trong nước mà cả ở nước ngoài, có nhiều hoạt động tưởng là mê tín là bày đặt, không khoa học nhưng lại được thừa nhận là có thật. Do đó khó khăn lại tập trung vào việc phân biệt những hoạt động nào là mê tín, hay không. Cho đến bây giờ khoa học chưa có đủ hiểu biết để giải quyết vấn đề một cách cụ thể, nhưng có thể đưa ra một số nguyêntắc phương pháp luận trong việc nghiên cứu và nhận định về các hiện tượng có liên quan đến mê tín và tín ngưỡng. Các nguyên tắc này dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng và các thành tựu của khoa học hiện đại, có thể tóm tắt như sau:
Đại bộ phận nhân loại về mặt thể xác có cấu trúc sinh học và chức năng sinh lý cơ bản giống nhau, từ đó các thuộc tính vật lý và tâm lý giữa mọi người trong cộng đồng không khác nhau mấy. Nhờ đó con người mới có thể chung sống và tổ chức thành xã hội. Nhưng có một sốít, ngoài những đặc điểm chung về sinh học và tâm lý, lại có những khảnăng đặc biệt, thể hiện ở một trong hai dạng sau đây: 1. Những người có những thuộc tínhvật lý khác thường như có sức hút các chất sắt như các nam châm cực mạnh, phát nhiệt đến mức có thể làm cháy vải, gỗ... phát ra năng lượng dưới một dạng nào đó có thể dùng để chữa bệnh, bẻ cong các thanh kim loại mà không cần dùng lực cơ học của chân tay, tạo ra được trường hấp dẫn mạnh hơn trường của quả đất, nhìn xuyên qua các vật cản ánh sáng (thấu thị) v.v... Tất cả những biểu hiện ấy là có thật, đã được kiểm nghiệm. 2. Những người có khả năng nhận thức đặc biệt, không qua con đường cảm tính - lý tính như mọi người bình thường khác như đọc ý nghĩ của người khác, thu nhận thông tin qua những dòng năng lượng đặc biệt (thần giao cách cảm), nhận ra những chân lý khoa học theo kiểu trực giác, không qua suy luận logic... và đặc biệt là nhận thức được những hiện tượng thuộc một thế giới khác với thế giới vật lý (tìm mộ, tiếp xúc với “linh hồn” người đã chết, nhận biết quá khứ, tương lai về số phận của con người thậm chí của cả cộng đồng...). Về những biểu hiện của khả năng này, trong nhiều trường hợp cũng đã được kiểm nghiệm là có thật.
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng cáchiện tượng biểu hiện hai dạng khả năng đặc biệt nói ở trên đều có thật, có nghĩa là mang tính vật chất và được gọi là siêu vật lý. Có tên gọinày là do khoa học hiện đại chưa thể giải thích được các hiện tượng ấy dựa trên các tri thức khoa học mà loài người đã nắm được về thế giới vật lý với các yếu tố cơ bản là: - 4 trường lực (trường hấp dẫn, trường điện tử, trường tương tác yếu, trường tương tác mạnh - hai trường sau này tác động trong hạt nhân nguyên tử). - 12 loại hạt cơ bản, với nghĩa là những hạt bé nhất hiện nay đã biết,chưa phát hiện được cấu tạo bên trong (gồm 6 hạt họ lepton, trong đó có điện tử là hạt quen thuộc, và 6 hạt họ quác). Siêu vật lý cũng còn có nghĩa là những hiện tượng thuộc về những yếu tố vật lý nằm ngoài 4 trường và12 loại hạt nói trên, khoa học hiện chưa biết, nhưng có thể có... Do đó, người ta hình dung thế giới vật chất bao gồm hai phần xen lẫn nhau là thế giới vật lý và thế giới siêu vật lý. Và như vậy, thể xác conngười thuộc thế giới vật chất, cũng bao gồm hai loại vật chất vật lý và siêu vật lý. Về mặt sinh học, khoa học hiện đại đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, gần đây là việc tạo ra các sinh vật bằng sinh sản vô tính. Nhưng trong lĩnh vực não - ý thức, mặc dùnhững năm 90 là những năm người ta có thêm nhiều hiểu biết (vì vậy được gọi là thế kỷ của não - ý thức, chưa nói đến vô thức, thì chưa thấmvào đâu. Điều đó cũng dễ hiểu vì khoa học chỉ mới hiểu biết sự sống đến mức phân tử, và cũng chỉ mới làmột phần, vì các phân tử cấu tạo nên sự sống cũng hết sức phức tạp,chưa nói dưới phân tử là nguyên tử,dưới nguyên tử có các điện tử và hạt nhân, hạt nhân lại bao gồm các protôn và notrôn, bản thân các hạt này lại do các hạt quác tạo thành. phải chăng, những bí ẩn của ý thứcvà vô thức có nguồn gốc không phải ở mức phân tử mà ở mức lớp vỏ nguyên tử, tức là lượng tử, hay còn ở sâu hơn. Vì vậy đã có cách tiếp cận lượng tử trong việc nghiên cứu ý thức, với ý tưởng của E.P.Wigner (1961) nói rằng giữa lý thuyết lượng tử và ý thức con ngườicó một mối quan hệ và ta có thể đặt vấn đề dùng lý thuyết lượng tử để làm rõ bản chất của ý thức. Hiện còn rất ít nghiên cứu về ý thức theohướng này, những nghiên cứu đã có cũng mới chỉ là rất sơ bộ, mang nặng tính suy đoán, trong đó nổi tiếng nhất là mấy công trình của Roger Penrose (năm 1990 và 1992). Qua tình hình nói trên, chúngta thấy con đường để khoa học đi tới làm sáng tỏ được các vấn đề về ý thức và nhất là vô thức còn dài lắm. Đa số các nhà khoa học tuy tiếp cận theo những cách khác nhaunhưng đều đứng trên quan điểm duy vật; quan điểm nhị nguyên (tinhthần tách biệt với não) chỉ còn thấy ở một số ít nhà nghiên cứu riêng biệt (chẳng hạn John C.Eccles, ông này được giải Nobel, về sinh lý học năm 1963). Như vậy, có thể đưa rasự suy đoán như sau: Phần vật chất vật lý của não, là nguồn gốc của ý thức (bao gồm cácquá trình nhận thức, tình cảm, ý chí). Cơ thể chết đi, các cấu trúc vậtlý của não bị phá huỷ, nên ý thức biến mất. Điều này phù hợp với quan điểm duy vật và ai cũng nhận thấy. Phần vật chất siêu vật lý của não, phải chăng là nguồn gốc của vô thức. Nó có những thuộc tính khác với các thuộc tính của vật chất vật lý, và khi cơ thể chết, bộ não tan rã thành “cát bụi”, thì phần siêu vật lý này vẫn tồn tại, được biểu hiện ở các hiện tượng gọi là tâm linh. Như vậy, khác với ý thức là tinh thần - thì tâm linh lại là vật chất,nhưng là vật chất siêu vật lý (đề nghị bạn đọc lưu ý khái niệm tâm linh này khác với nghĩa thường được hiểu là tinh thần). Khi cơ thể còn sống, hai phần vật lý và siêu vật lý của bộ não xâm nhập vào nhau, phần vật lý là cơ sở của ý thức, nên phần siêu vật lý cũng mang thông tin của ý thức. Sau khi cơ thể chết, ý thức biến mất cùng sự thoái hóa của phần vật lý, nhưng phần siêu vật lý mang thông tin ý thức vẫn tồn tại, nhưng dưới một hình thái vật chất rất khác thường nên con người bình thường không nhận thức được. Chỉ có một số ít người do những đặc điểm cấu trúc sinh học làm cho họ có khả năng đặc biệt có thể nhận thức và giao lưu với phần siêu vật lý mang thông tin về ý thức của những cơ thể đã chết, thường được gọi là người âm, nhưng thực chất là một hình thái vật chất siêu vật lý. Từ những suy đoán nói trên có thể rút ra một số kết luận có ý nghĩa thực tiễn sau đây:
1. Cái thế giới tâm linh mà những người có khả năng đặc biệt thật sự, nhận biết được là một thế giới vật chất siêu vật lý, không phải thế giới tinh thần do bộ óc vật lý của những người mê tín tưởng tượng ra. Thế giới này có những thuộc tính và quyluật vận động khác hẳn thế giới vật lý mà mọi người đã quen thuộc, nêncó thể khẳng định cái thuyết “dương sao, âm vậy” là hoàn toàn sai. Không gian, thời gian, hình thái vật chất và sự vận động trong thế giới siêu vật lý hoàn toàn khác, thì làm sao có chuyện làm ăn sinh sống, mua bán, đi lại... như ở thế giới trần gian (tức vật lý), và từ đó làm gì có chuyện tiêu tiền Việt Nam, tiền đô... làm gì có chuyện đi xe máy hay ô tô v.v... Những “vong” khi giaolưu với người dương qua trung giancủa những người có khả năng đặc biệt, nếu có nói đến những điều đó thì chính vì “họ” đã mang thông tin của ý thức khi họ còn sống, hoặc ý thức của chính người trung gian. 2. Những thông tin mà người “âm” cho biết qua những người có khả năng đặc biệt, xét về độ chính xác bao giờ cũng mang tính xác suất, rất ít khi đúng 100%. Bởi lẽ đây là một truyền thống tin qua lại giữa haithế giới tuy đều là vật chất, nhưng hình thái khác nhau, chịu sự chi phốicủa rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan của người trung gian...Những gì đã được kiểm nghiệm là đúng, mang tính vật chất dù chỉ chiếm 50-70%, chúng ta phải công nhận, không nên tập hợp những trường hợp thông tin không đúng trong số % còn lại để lên án, phê phán người trung gian giao lưu là lừa bịp kiếm tiền. Thái độ đó không khoa học. 3. Có nên tham gia vào các hoạt động tâm linh không? Do những đặc điểm đã nói ở trên, câu trả lời phải tuỳ theo mục đích của người nêu câu hỏi, và tuỳ theo nội dung của hoạt động tâm linh. - Nếu là việc tìm mộ, có thể tham giavì kết quả nếu không đúng thì khônggây ảnh hưởng gì lớn, tuy về mặt tâm lý cũng chịu những sự tác động không hay. - Nếu để biết tình hình “cuộc sống” của những người thân trong thế giới“âm”, thì không nên, vì những thông tin thu được không phản ánh được đúng thế giới ấy, mặc dù đó là thế giới vật chất, có thật, vì những lý dođã phân tích ở trên. - Nếu để biết tương lai, hậu vận củacá nhân, gia đình, cũng không nên. Vì lẽ các thông tin này có thể đúng, có thể sai, không bao giờ chắc chắn. Vậy thì biết trước, liệu có ích gì. Nếu là thông tin tốt có thể gây phấn khởi nhưng thực tế lại không đúng thì sao; nếu là thông tin xấu, thực tế có thể sai, lại gây ra hoang mang lo lắng... Nói chung đối với cả hai trường hợp sau nếu là để nghiên cứu hay để thoả mãn sự tò mò về một hiện tượng lạ, tham gia cho biết, không có mục đích hướng dẫn cuộc sống của bản thân, thì có thể tham gia.
(theo thegioitrongta.com)